
Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 9.2% số phụ nữ mang thai bị đái tháo đường (tiểu đường) trong thai kỳ.
Bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé, nhưng có thể được kiểm soát dễ dàng nếu bạn sớm phát hiện và tuân thủ quá trình điều trị.
Trong quá trình mang thai, tử cung liên tục tiết ra hormone giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, những loại hormone này cũng khiến cơ thể người mẹ suy giảm khả năng sử dụng insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Trong một số trường hợp, tuyến tụy phải sản sinh insulin gấp 3 lần để cân bằng lại. Nếu tuyến tụy không sản sinh kịp lượng insulin kể trên, đó là khi bạn được chẩn đoán đái tháo đường (tiểu đường) trong thai kỳ.
Bệnh lý này thường xuất hiện kể từ tuần thứ 24 của thai kỳ, và sẽ biến mất dần sau khi sinh con. Thế nhưng khi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đái tháo đường trong thai kỳ vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Bạn không nên chủ quan với căn bệnh này! Đái tháo đường (tiểu đường) trong thai kỳ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai nếu bạn tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Ngược lại, bệnh sẽ gây hậu quả về lâu về dài, không đáng có cho cả mẹ và bé.
Khả năng sinh non cao
Phải sinh mổ thay vì sinh tự nhiên
Nguy cơ đái tháo đường typ 2
Tăng huyết áp và tiền sản giật
Nguy cơ đái tháo đường typ 2
Hạ glucose máu bẩm sinh
Thai nhi to bất thường
Suy hô hấp sơ sinh
ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Quá trình điều trị bệnh đái tháo đường (tiểu đường) rất đơn giản, không tốn kém, không gây đau đớn và ai cũng có thể thực hiện được. Mục tiêu chính của bạn là kiểm soát mức glucose máu trong ngưỡng cho phép, và tiếp tục tận hưởng cuộc sống.
Khác với đái tháo đường typ 1 và typ 2, bệnh đái tháo đường (tiểu đường) trong thai kỳ hoàn toàn không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Cách duy nhất để bạn sớm phát hiện bệnh là đi khám thai đúng hẹn và kiểm tra mức glucose máu trong quá trình mang thai. Những xét nghiệm đái tháo đường rất đơn giản, không gây đau đớn, không ảnh hưởng gì đến bạn và thai nhi.
Hãy chủ động kiểm soát mức glucose máu, vì sức khỏe của chính bạn và em bé.
Ai cũng có thể bị đái tháo đường trong thai kỳ. Đặc biệt, bạn cần thường xuyên kiểm tra glucose máu nếu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ sau:
Sức khỏe toàn dân là Trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cung cấp đầy đủ các thông tin chính thống, kiến thức và hàng loạt các tiện ích để phục vụ người dân chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình theo Chương trình Sức khỏe Việt Nam, vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.